Hipparchus (nhà thiên văn học)
Hipparchus (nhà thiên văn học)

Hipparchus (nhà thiên văn học)

Hipparchus xứ Nicaea (/hɪˈpɑːrkəs/; tiếng Hy Lạp: Ἵππαρχος , Hipparkhos; k. 190 – k. 120 TCN) là một nhà thiên văn học, nhà địa lýnhà toán học người Hy Lạp. Ông được coi là người sáng lập ra lượng giác học,[1] nhưng nổi tiếng nhất với khám phá tình cờ về hiện tượng tiến động của các điểm phân.[2] Hipparchus sinh ra ở Nicaea, Bithynia, và có lẽ mất trên đảo Rhodes, Hy Lạp. Theo ghi nhận, sự nghiệp thiên văn học của ông diễn ra trong khoảng từ năm 162 đến 127 TCN.[3]Hipparchus được coi là nhà quan sát thiên văn vĩ đại nhất thời cổ đại và theo một số người nhận định, ông nhìn chung nhà thiên văn vĩ đại nhất thời cổ đại.[4][5] Ông là người đầu tiên phát triển các mô hình chuyển động mang tính định lượng có độ chính xác cao về Mặt TrăngMặt Trời mà vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Để làm được điều đó, chắc hẳn ông đã tận dụng các quan sát và có lẽ cả các kỹ thuật toán học được tích lũy qua nhiều thế kỷ bởi người BabylonMeton của Athens (thế kỷ thứ năm trước Công nguyên), Timocharis, Aristyllus, Aristarchus của Samos, và Eratosthenes, và nhiều người khác nữa.[6]Ông đã phát triển lượng giác và xây dựng các bảng lượng giác, cũng như giải quyết được một số vấn đề về lượng giác cầu. Với lý thuyết về mặt trời, mặt trăng và lượng thuyết giác của mình, ông có lẽ là người đầu tiên phát triển một phương pháp đáng tin cậy để dự đoán nhật thực.Những thành tựu nổi tiếng khác của ông bao gồm việc khám phá và đo đạc hiện tượng tiến động của Trái đất, biên soạn danh mục sao toàn đầu tiên của thế giới phương Tây. Có thể ông chính là người phát minh ra thước trắc tinh, cũng như hỗn thiên nghi mà ông đã sử dụng trong quá trình biên soạn danh mục sao. Đôi khi Hipparchus được nhắc tới như là "cha đẻ của thiên văn học",[7][8] danh hiệu mà Jean Baptiste Joseph Delambre là người đầu tiên phong cho ông.[9]